Kiến tạo năng suất xanh BACLA 50SC + LK-HIGH KIN – Giải pháp đặc trị cháy bìa lá

KIẾN TẠO NĂNG SUẤT XANH

BACLA 50SC + LK-HIGH KIN

GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ CHÁY BÌA LÁ

I. Bệnh cháy bìa lá lúa

   Hiện nay, do hiện tượng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá lúa) ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những bệnh gây hại nặng nhất trên lúa. Nếu không xử lý kịp thời, có thể làm giảm năng suất tới 50% thậm chí có thể lên đến 80% [6], [9].

II. Nguyên nhân gây bệnh

   Cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra. Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng và ẩm ướt, nên bệnh xuất hiện nhiều trong vụ lúa hè thu và thu đông. Những lúc trời có giông bão mạnh, gió mạnh dễ làm lá lúa bị rách, gãy và đây là cửa ngõ quan trọng để vi khuẩn xâm nhập. Bệnh cháy bìa lá lúa thường xuất hiện vào cuối giai đoạn đẻ nhánh và phát triển mạnh từ giai đoạn lúa trổ cho đến chín [7].

Hình 1. Cháy bìa lá lúa

III. Cách nhận diện bệnh cháy bìa lá

   Triệu trứng thường gặp nhất là vết cháy dọc theo hai bên bìa lá, rồi lan dần vào gân chính. Vi khuẩn xâm nhập vào lá lúa qua các thủy khẩu dọc theo rìa lá, tuy nhiên cũng có thể xâm nhập vào lá lúa từ một vết thương bất kỳ nơi nào trên lá lúa. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nhạt, về sau vết bệnh chuyển sang màu xám trắng tức là tế bào nơi vết bệnh đã chết. Ngoài ra, vào sáng sớm lúc trời còn ẩm ướt tại vết bệnh có thể xuất hiện các giọt tròn nhỏ, màu vàng nhạt. Trong giọt nhỏ này, có chứa hàng ngàn vi khuẩn gây bệnh, sẵn sàng lây bệnh ra xung quanh [7].

Hình 2. Triệu chứng cháy bìa lá

Hình 3. Giọt dịch vi khuẩn

IV. Giải pháp phòng ngừa và trị bệnh cháy bìa lá

1. Phòng ngừa bệnh cháy bìa lá

   Sử dụng hạt giống khỏe, ngâm ủ tốt, sạ thưa. Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để cắt đứt mầm bệnh, không chỗ trũng; đọng nước, đọng phân N, là nơi phát triển bệnh nặng. Cần bón phân cân đối để hạn chế mầm bệnh tấn công [7].

2. Trị bệnh cháy bìa lá

   Khi bệnh mới xuất hiện, cần tiến hành rút nước ra để hạn chế bệnh lây lan. Đồng thời sử dụng chế phẩm Bacla 50SC có chứa hoạt chất Salicylic acid đặc trị vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá, ngoài ra cần kết hợp LK-High Kin giúp cây lúa nhanh phục hồi. Nếu bệnh nặng cần phun lặp lại để đạt được hiệu quả tốt nhất.

V. Bộ đôi sản phẩm BACLA 50SC và LK-HIGH KIN kiến tạo năng suất xanh, giải pháp đặc trị cháy bìa lá

   Bộ đôi Bacla 50SC và LK-High Kin đặc trị bệnh cháy bìa lá giúp cây lúa nhanh phục hồi với những công dụng tuyệt vời như sau:

   – Đặc trị cháy bìa lá, chặn đứng vết bệnh.

   – Khống chế mầm bệnh không cho lây lan.

   – Ức chế vi khuẩn kháng thuốc.

   –  Xanh lá, dày lá, đứng lá.

   – Kích kháng cây trồng, tăng khả năng phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho cây.

Hình 4. Bộ đôi BACLA 50SC và LK-HIGH KIN

VI. Thuốc trừ bệnh BACLA 50SC

1. Thành phần

Salicylic acid…….50g/l

Additives…………950g/l

Hình 5. Thuốc trừ bệnh BACLA 50SC

2. Hoạt chất Salicylic acid

   Salicylic acid kích thích hệ thống đề kháng của thực vật đối với vi sinh vật gây bệnh, làm màng tế bào của thực vật dày và cứng hơn, chống lại sự xâm nhiễm và gây hại của vi sinh vật đối với cây trồng [1], [3]. Salicylic acid làm tế bào tự chết khi có mầm bệnh xuất hiện để bảo vệ cây [5].

3. Công dụng

   Salicylic acid là hoạt chất mới nhất, mạnh nhất đặc trị vi khuẩn gây bệnh bạc lá (cháy bìa lá), thuốc làm khô nhanh vết bệnh. Khống chế nấm bệnh không cho lây lan. Các nhà khoa học Nhật Bản khuyến cáo khi kết hợp hoạt chất Salicylic acid với các vi lượng dạng EDTA Zn, Ca, Cu, Mg… Phun vào giai đoạn lúa 15 – 25 ngày sẽ ngăn ngừa được bệnh thối thân, thối gốc do vi khuẩn làm chết bụi cây. Phun vào giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt (lúa trổ 5%) và giai đoạn trỗ đều (lúa trổ 85%) giúp lúa tăng sức đề kháng với các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh bạc lá (cháy bìa lá), đốm sọc vi khuẩn (sọc trong) ngăn cho lúa không quang hợp được dẫn đến hiện tượng lép vàng và thối đen hạt. Khi phun sẽ giúp lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, gia tăng năng suất, lúa đạt chất lượng xuất khẩu.

4. Hướng dẫn sử dụng

   – Phun bình máy 25l: 30ml/bình 25 lít nước.

   – Phun bằng máy bay: 300ml/ha.

   Nếu bệnh nặng nên phun lặp lại. Thời gian cách ly an toàn là 21 ngày.

VII. Phân bón vi lượng LK-HIGH KIN

1. Thành phần

   Kẽm (Zn): …………500 g/l

   Mangan (Mn): ……..50 g/l

   Đạm tổng số (Nts) …50 g/l

Hình 6. Phân bón vi lượng LK-HIGH KIN

2. Nguyên tố vi lượng

2.1 Kẽm (Zn)

   Kẽm (Zn) thúc đẩy quá trình quang hợp, chuyển hóa carbohydrate và phospho của thực vật và thúc đẩy sự phát triển của cây. Thiếu kẽm lá của cây sẽ chuyển sang màu đồng, còi cọc, chậm trưởng thành và mất năng suất [2].

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp nucleic acid, protein, tạo diệp lục tố, hoạt hóa enzyme, duy trì độ bền vững của màng tế bào. Kẽm tăng cường khả năng hấp thụ, sử dụng Lân và Đạm trong cây [4].

2.2 Mangan (Mn)

   Mangan giúp quá trình quang hợp được diễn ra liên tục và thúc đẩy quá trình quang hợp của cây trồng. Mangan cần thiết cho quá trình hình thành và ổn định lục lạp (nơi chứa đựng chất diệp lục), cần thiết cho quá trình hô hấp và tổng hợp protein. Mangan còn đóng vai trò xúc tác cho việc hình thành phosphatidic acid trong việc tổng hợp lớp phospholipid để hình thành màng tế bào [4].

Mangan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất O2 trong quá trình quang hợp và là thành phần quan trọng của decarboxylase, kinase và oxidase…cần thiết cho quá trình hô hấp, khử nitrat và hình thành chất diệp lục [8].

3. Công dụng

   Kẽm (Zn), Mangan (Mn) giúp tối ưu hóa khả năng vận chuyển và trao đổi chất cho cây trồng. Tăng cường khả năng tổng hợp diệp lục tố và sự hữu dụng của Lân, Canxi. Ở nồng độ cao Zn còn có khả năng phá vỡ màng tế bào của nhiều loại nấm, khuẩn gây hại. LK-High Kin giúp thân to, dày lá, đứng lá, nuôi đòng, mập cây, tạo mầm tăng ra hoa, đậu trái, chống rụng trái non. Vô gạo cực nhanh, tăng số lượng hạt, nặng ký, giữ xanh lá đòng.

4. Hướng dẫn sử dụng LK-HIGH KIN

   – Phun bình máy 25l: 25ml/bình 25l.

   – Phun bằng máy bay: 200ml/ha.

Tài liệu tham khảo

[1]. An, C., & Mou, Z. (2011). Salicylic acid and its function in plant immunity F. Journal of integrative plant biology53(6), 412-428.

[2]. Cakmak, I. (2008). Enrichment of cereal grains with zinc: agronomic or genetic biofortification?. Plant and soil302, 1-17.

[3]. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng (2019). Hoạt chất Salicylic axit. https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/quan-ly-vat-tu-nong-nghiep/danh-muc-ban-hanh/thuoc-bao-ve-thuc-vat-1/1751-hot-cht-salicylic-axit. Truy cập ngày 26/07/2024

[4]. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng. (2019). Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp. https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/thong-tin-hoat-dong-0/nganh-nong-nghiep/1842-vai-tru-ca-phon-bun-vi-lung-trong-sn-xut-nung-nghip. Truy cập ngày 26/07/2024.

[5]. Chơn, N. M. (2010). Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 107 trang.

[6]. Khush, G. S., Mackill, D. J., & Sidhu, G. S. (1989). Breeding rice for resistance to bacterial blight. Bacterial blight of rice, 207-217.

[7]. Kim, P. V. (2016). Các bệnh do nấm gây ra. Trong L. Q. Khôi (Chủ biên). Các bệnh hại lúa quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (trang 22-26). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

[8]. Shrestha, J., Kandel, M., Subedi, S., & Shah, K. K. (2020). Role of nutrients in rice (Oryza sativa L.): A review. Agrica9(1), 53-62.

[9]. Singh, G. P., Srivastava, M. K., Singh, R. V., & Singh, R. M. (1977). Variation in quantitative and qualitative losses caused by bacterial blight in different rice varieties.

Tin tức khác

Giải Pháp Xanh Gié Nặng Ký Combiplus.A – Frusome 8SL

GIẢI PHÁP XANH GIÉ – NẶNG KÝ (COMBIPLUS.A & FRUSOME 8SL) I. Vai trò của chất dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng đối với cây lúa    Quản lý dinh dưỡng là một phần rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi chất dinh dưỡng đều có đặc […]

Giải Pháp Kiến Tạo Năng Suất Xanh MAPIX 40SL và LK-HIGH KIN “Kích Đòng To – Bông Bự”

GIẢI PHÁP KIẾN TẠO NĂNG SUẤT XANH MAPIX 40SL VÀ LK-HIGH KIN “KÍCH ĐÒNG TO – BÔNG BỰ” I. Vai trò của chất dinh dưỡng trong lúa (Oryza sativa L.)      Quản lý dinh dưỡng là một phần rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi chất dinh dưỡng […]

QUẢN LÝ TRIỆT ĐỂ BỆNH ĐẠO ÔN CÙNG “DŨNG SĨ” CỦA BIOCROPSCIENCES VIỆT NAM

Bệnh đạo ôn hay còn gọi là bệnh cháy lá lúa, là bệnh quan trọng bật nhất Đồng bằng sông Cửu Long và gây nhiều thiệt hại cũng như tốn kém cho nhà nông.

GIẢI PHÁP XANH GIÉ – NẶNG KÝ (COMBIPLUS.A & FRUSOME 8SL)

Biocrop đồng hành cùng nhà nông góp phần nâng cao năng suất và chất lượng mùa vuh bằng cách cung cấp kiến thức và kỹ thuật..

Hỗ trợ kỹ thuật

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ BiocropScieneces Việt Nam. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.

Hỗ trợ mua hàng

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ BiocropScieneces Việt Nam.Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.

Trở thành nhà phân phối chính thức của BiocropSciences Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng nhiều của nhà nông, BiocropSciences Việt Nam cần hợp tác với các anh chị là nhà phân phối, đại lý.