Giải pháp “xanh gié – nặng ký”: Combiplus.A + Frusome 8SL

GIẢI PHÁP XANH GIÉ – NẶNG KÝ

(COMBIPLUS.A & FRUSOME 8SL)

I. Vai trò của chất dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng đối với cây lúa

   Quản lý dinh dưỡng là một phần rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi chất dinh dưỡng đều có đặc tính riêng và tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác nhau của đời sống thực vật. Ngoài chất dinh dưỡng, cây lúa rất cần chất điều hòa sinh trưởng vì nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng và các hoạt động sinh lý của cây [1].

   Chính vì vậy, Công ty CP BIOCROPSCIENCES VIỆT NAM với mong muốn tiếp sức cùng nhà nông, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất đã cho ra bộ đôi COMBIPLUS.A & FRUSOME 8SL (Giải pháp xanh gié – nặng ký).

II. Bộ đôi sản phẩm Combiplus.A & Frusome 8SL giúp cây lúa xanh gié – nặng ký

      Combiplus.A & Frusome 8SL có vai trò như một chất điều hòa sinh trưởng và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, với những công dụng tuyệt vời như:

– Vô gạo cực nhanh, to hạt, chắc cậy.

– Dưỡng xanh lá đòng, xanh nhánh gié, xanh cuống hạt.

– Tăng khả năng quang hợp, trao đổi chất của cây.

– Cường lực cho cây, kích kháng chủ động.

– Tăng sức chịu hạn, kháng kiềm, kháng bệnh.

– Kích hoạt hệ thống năng lượng sinh dưỡng trong cây.

Hình 1. Bộ đôi Combiplus.A & Frusome 8SL

III. Phân bón vi lượng Combiplus.A

1. Thành phần

Kẽm (Zn):……..…..7.500 ppm Molipden (Mo):……….…100 ppm
Bo (B):.…………….2.500 ppm Lưu huỳnh (S):…………………1,5%
Mangan (Mn):…….20.000 ppm Magie (Mg):……………………1,2%
Đồng (Cu):…….….7.500 ppm Sắt (Fe):.………………20.000 ppm

Hình 2. Phân bón vi lượng Combiplus.A

2. Các nguyên tố trung lượng

2.1 Magie (Mg)

    Magie đóng vai trò là chất kích hoạt, điều hòa nhiều enzyme quan trọng trong các quá trình sinh lý thực vật [6], [14].

   Magie tham gia vào quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng, tổng hợp nucleic acid và protein [2]. Thực vật cần đủ Mg để hình thành sinh khối và phân chia carbohydrate [6].

2.2 Lưu huỳnh (S)

    Lưu huỳnh (S) có vai trò tích cực đến hiệu quả sản xuất chất diệp lục và tổng hợp protein của cây. Lưu huỳnh còn liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin và kích thích sắc tố thực vật [9].

3. Các nguyên tố vi lượng

3.1 Đồng (Cu)

    Đồng tham gia vào chức năng của một số enzyme như sinh tổng hợp diệp lục tố, chuyển điện tử, chuyển hóa thành tế bào và truyền tín hiệu hormone [8].

    Đồng có liên quan trực tiếp đến quá trình quang hợp, hô hấp và tái cấu trúc thành tế bào, đồng thời cũng đóng vai trò gián tiếp trong quá trình đồng hóa nitơ và sinh tổng hợp Ascorbic acid [17].

3.2 Kẽm (Zn)

    Kẽm thúc đẩy quá trình quang hợp, chuyển hóa carbohydrate và phospho của thực vật [1].

   Kẽm liên quan đến sự tổng hợp sinh học của Indole-3-acetic acid. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp nucleic acid, protein, tạo diệp lục tố, hoạt hóa enzyme, duy trì độ bền vững của màng tế bào [4].

3.3 Bo (B)

    Bo cần thiết cho sự phát triển của các tế bào mô phân sinh thực vật, xây dựng cấu trúc và tạo độ bền cho màng nguyên sinh chất [12].

    Bo ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng canxi. Bo liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lipid, làm tăng hàm lượng đường và các vitamin [4], [12].

3.4 Mangan (Mn)

    Mangan cần thiết cho quá trình hô hấp và tổng hợp protein. Mangan đóng vai trò xúc tác cho việc hình thành phosphatidic acid trong việc tổng hợp lớp phospholipid để hình thành màng tế bào [11].

3.5 Sắt (Fe)

    Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, duy trì cấu trúc và chức năng của lục lạp. Sắt cần cho việc vận chuyển các điện tử trong quá trình quang hợp, hô hấp và các phản ứng oxy hóa – khử trong tế bào [16].

    Sắt là thành phần của nhiều enzyme như cytochromes, catalase, dipeptide…nên thiếu sắt củng làm giảm hiệu suất quang hợp và hạn chế quá trình tổng hợp, trao đổi chất trong cây [16].

3.6 Molipden (Mo)

    Mo rất cần thiết cho các vi sinh vật cố định đạm tự do (Azotobacter) cũng như vi sinh vật cố định đạm cộng sinh (Rhizobia). Do đó, Mo có vai trò xúc tác quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây [11].

    Mo Cần thiết cho việc chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ trong cây [4].

4. Công dụng

    Combiplus.A chứa các chất khoáng vi lượng đặc biệt, giúp cây trồng ngăn ngừa hiện tượng: vàng lá, cháy lá sớm, thối rau củ quả, rụng hoa, rụng lá, cây bị stress, còi cọc, ngộ độc, biến dạng trái cây, dày vỏ, chết nhánh, ngọn, cành, lem lép hạt, gạo bị bạc bụng… Combiplus.A giúp cây trồng ra hoa đồng loạt, ngăn ngừa và giảm hiện tượng rụng trái non, tăng năng xuất và phẩm chất nông sản.

– Giải độc cho cây, biến lá vàng thành lá xanh.

– Lớn trái, nặng ký, thịt chắc, thơm ngọt.

– Ngăn ngừa rụng bông và trái non.

– To đòng, vô gạo cực nhanh, tăng số lượng hạt, nặng ký, giữ xanh lá đòng, giữ xanh nhánh gié, cuống hạt.

5. Hướng dẫn sử dụng

– Phun bình máy 25l: 25 ml/1.000 m2

– Phun bằng máy bay: 200 ml/ha.

IV. Thuốc điều hòa sinh trưởng Frusome 8SL

1. Thành phần

 Diethyl aminoethyl hexanoate:……7.99%w/w

– 14-hydroxylated brassinosteroid:…0.01%w/w

Hình 3. Thuốc điều hòa sinh trưởng Frusome 8SL

2. Hoạt chất Diethyl aminoethyl hexanoate và 14-hydroxylated brassinosteroid

2.1 Hoạt chất Diethyl aminoethyl hexanoate

    Kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào; thúc đẩy sự mộc mầm, phân nhánh của cây trồng. Nâng cao hoạt tính của các enzyme như peroxidase và nirtrate redutase; tăng hàm lượng diệp lục tố và tốc độ quang hợp; trì hoãn sự suy yếu và lão hóa của cây. Có thể thúc đẩy tăng diện tích lá, trọng lượng tươi và khô, cải thiện tốc độ quang hợp và bảo vệ hoạt động của enzyme [10], [13], [18].

2.2 Hoạt chất 14-hydroxylated brassinosteroid

    Thúc đẩy quá trình phân chia tế bào và tăng trưởng chất dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây và kích thích hoạt động của các enzyme bảo vệ trong cây [3].

    Brassinosteroid giúp cây chống chịu lại stress như giảm độc tố do thuốc cỏ, chống chịu phèn, mặn, chịu hạn, chịu lạnh. Brassinosteroid còn có ảnh hưởng lên sự gia tăng tổng hợp protein, DNA và RNA [3], [5].

3. Công dụng Frusome 8SL

    Frusome 8SL có tác dụng giúp cây trồng tăng trưởng nhanh chóng, tăng khả năng quang hợp, tăng hàm lượng diệp lục, kích thích rễ phát triển, nâng cao sức đề kháng cây trồng. Tăng sức chịu hạn, kháng kiềm, tăng khả năng kháng bệnh, giúp cây trồng nhanh chóng phục hồi trong điều kiện thời tiết bất lợi, giúp nông sản đẹp màu, tăng năng suất từ (từ 15 – 18%), chất lượng và phẩm chất nông sản.

4. Hướng dẫn sử dụng

– Phun bình máy 25l: 15 ml/1.000 m2

– Phun máy bay: 150 ml/ha

Tài liệu tham khảo

[1]. Cakmak, I. (2008). Enrichment of cereal grains with zinc: agronomic or genetic biofortification?. Plant and soil 302, 1-17.

[2]. Cowan, J. A. (2002). Structural and catalytic chemistry of magnesium-dependent enzymes. Biometals15, 225-235.

[3]. Chendu Newsun Crop Science Co., Ltd, 2019. What is 14-hydroxylated Brassinosteroid (Natural Brassinolide). https://news.agropages.com/news/NewsDetail—31703.htm#:~:text=14%2Dhydroxylated%20brassinosteroid%20is%20a,plant%20hormone%20of%20botanical%20origin. Truy cập ngày 10/7/2024.

[4]. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng. (2019). Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp. https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/thong-tin-hoat-dong-0/nganh-nong-nghiep/1842-vai-tru-ca-phon-bun-vi-lung-trong-sn-xut-nung-nghip. Truy cập ngày 06/07/2024.

[5]. Chơn, N. M. (2010). Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 107 trang.

[6]. Ding, Y., Luo, W., & Xu, G. (2006). Characterisation of magnesium nutrition and interaction of magnesium and potassium in rice. Annals of Applied Biology149(2), 111-123.

[7]. Farhat, N., Elkhouni, A., Zorrig, W., Smaoui, A., Abdelly, C., & Rabhi, M. (2016). Effects of magnesium deficiency on photosynthesis and carbohydrate partitioning. Acta physiologiae plantarum38(6), 145.

[8]. Li, L., Hou, M., Cao, L., Xia, Y., Shen, Z., & Hu, Z. (2018). Glutathione S-transferases modulate Cu tolerance in Oryza sativa. Environmental and Experimental Botany155, 313-320.

[9]. Li, Y., Zhao, J., Guo, J., Liu, M., Xu, Q., Li, H., … & Gao, Y. (2017). Influence of sulfur on the accumulation of mercury in rice plant (Oryza sativa L.) growing in mercury contaminated soils. Chemosphere182, 293-300.

[10]. Liu C., Feng N., Zheng D., Cui H., Sun F., Gong X. (2019). Uniconazole and diethyl aminoethyl hexanoate increase soybean pod setting and yield by regulating sucrose and starch content. J. Sci. Food Agric. 99 748–758. 10.1002/jsfa.

[11]. Minh, N. D. & Khanh, N. N. (1982). Thực hành Sinh lý thực vật. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Okuda. A, Hori. S and Ida. S (1961). Boron nutrition in higher plants. I. A method of growing boron deficient plants. Journal of the Science of Soil and Manure, Japan 32:153–157.

[13]. Qi, R., Gu, W., Zhang, J., Hao, L., Zhang, M., Duan, L., & Li, Z. (2013). Exogenous diethyl aminoethyl hexanoate enhanced growth of corn and soybean seedlings through altered photosynthesis and phytohormone. Australian Journal of Crop Science7(13), 2021-2028.

[14]. Shaul, O. (2002). Magnesium transport and function in plants: the tip of the iceberg. Biometals15, 307-321.

[15]. Shrestha, J., Kandel, M., Subedi, S., & Shah, K. K. (2020). Role of nutrients in rice (Oryza sativa L.): A review. Agrica9(1), 53-62.

[16]. Snyder, G. H. & Jones, D. B. (1988). Prediction of ironrelated rice seedling chlorosis on everglades Histosols. Soil Science Society of America Journal 52:1043–1046.

[17]. Sun, L., Yang, J., Fang, H., Xu, C., Peng, C., Huang, H., … & Shi, J. (2017). Mechanism study of sulfur fertilization mediating copper translocation and biotransformation in rice (Oryza sativa L.) plants. Environmental Pollution226, 426-434.

[18]. Zhou W., Chen F., Zhao S., Yang C., Meng Y., Shuai H., et al. (2019). DA-6 promotes germination and seedling establishment from aged soybean seeds by mediating fatty acid metabolism and glycometabolism. J. Exper. Bot. 70 101–114.

Tin tức khác

Giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa

GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH CỦA CÂY LÚA Giai đoạn đẻ nhánh là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đây là thời kỳ cây lúa tập trung phát triển thân, lá và đặc biệt là bộ rễ. Một bộ rễ khỏe mạnh và […]

Tuyến trùng hại lúa – Giải pháp tái tạo bộ rễ khỏe

Tuyến trùng hại lúa gây thiệt hại lớn đến năng suất. Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp phục hồi bằng Mapix 40SL & Combiplus.A.

PHÂN BIỆT VÀNG LÙN VÀ VÀNG CAM TRÊN LÚA

PHÂN BIỆT VÀNG LÙN VÀ VÀNG CAM TRÊN LÚA   – Cách nhận diện:      + Bệnh vàng lùn: Bệnh vàng lùn thể hiện dưới 3 triệu chứng chính là lá lúa ngả màu vàng, bụi lúa lùn hơn bụi lúa lận cận và góc lá lúa xòe ngang một góc 45o. Rễ vẫn […]

Vàng lá chín sớm

VÀNG LÁ CHÍN SỚM Bệnh vàng lá chín sớm hay còn gọi là bệnh vàng lá, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ đến chín. * Triệu chứng bệnh vàng lá chín sớm.        – Đầu tiên bệnh xuất hiện vệt vàng có hình tròn hoặc bầu dục ngẫu nhiên trên […]

Rầy phấn trắng – cách nhận biết và giải pháp phòng trừ

RẦY PHẤN TRẮNG – CÁCH NHẬN BIẾT VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ I. Giới thiệu        Rầy phấn trắng (hay còn gọi là bọ phấn trắng) có tên khoa học là Aleurocybotus indicus. Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết thất thường nên tần suất rầy phấn trắng xuất hiện trên […]

Hỗ trợ kỹ thuật

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ BiocropScieneces Việt Nam. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.

Hỗ trợ mua hàng

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ BiocropScieneces Việt Nam.Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.

Trở thành nhà phân phối chính thức của BiocropSciences Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng nhiều của nhà nông, BiocropSciences Việt Nam cần hợp tác với các anh chị là nhà phân phối, đại lý.